Sự lên ngôi của tự động hoá trong nuôi trồng thuỷ sản

SỰ LÊN NGÔI CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Hợp PhátViết bởi: Hợp Phát

SỰ LÊN NGÔI CỦA HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Có thể nói sau nông nghiệp thì nuôi trồng thuỷ sản tại nước ta trong những năm qua đạt được những con số ấn tượng và phần lớn kết quả này đều nhờ đến sự gia tăng đột biến của hệ thống tự động hoá.

 

Tại sao nói hệ thống tự động hoá trong nuôi trồng thuỷ sản lại lên ngôi ??

 

Để có thể phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thuỷ sản nói chung và  xuất khẩu nói riêng, thì sự gia tăng hệ thống tự động hoá trong quá trình nuôi trồng để tăng năng suất, chất lượng cũng như là giám sát quan trắc chất lượng môi trường nước cho thuỷ sản là điều bắt buộc phải được đẩy mạnh.

 

Vì trong quá trình nuôi trồng thủy sản hiện nay hầu hết người nuôi đều phải thực hiện việc lấy mẫu nước từ 1 đến 2 lần cũng như dùng phương pháp thử mẫu truyền thống mới có thể xác định được chất lượng môi trường nước. Tuy nhiên, việc thu thập và minh bạch hoá về các thông số của môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, do đó chất lượng thuỷ sản được xuất khẩu ở nước ta cũng bị đánh giá thấp vì những thông tin này.

 

Do đó để có thể khắc phục điều này, các chuyên gia trong ngành quan trắc cũng như tự động hoá giống HỢP PHÁT đã đẩy mạnh việc triển khai cũng như nghiên cứu và phát triển bộ công cụ quan trắc môi trường nước tự động hướng đến việc có thể đo và giám sát môi trường nước theo thời gian thực.

 

Sau khi áp dụng hệ thống quan trắc tự động cho nguồn nước thì việc thu thập các thông tin môi trường nước kịp thời, cũng như thông báo liên tục cho chủ nuôi tôm đã giúp cảnh báo sớm cho người nuôi những chỉ số vượt ngưỡng cho phép trong nước, có thể ảnh hưởng đến sự sinh tồn của thuỷ sản và đưa ra hướng khắc phục hợp lý và kịp thời hơn.

 

Theo các chuyên gia quan trắc thì việc nghiên cứu cũng như chế tạo thành công các thiết bị giám sát môi trường nuôi trồng thủy sinh hiện nay ở nước ta đã được sử dụng phổ biến các cảm biến như cảm biến nồng độ pH cũng như cảm biến nhiệt độ, và cảm biến độ mặn, cảm biến độ oxy hòa tan để có thể giám sát và đánh giá chất lượng môi trường nước, giúp người nuôi có thể kịp thời điều chỉnh hoặc cảnh báo khi thấy được các yếu tố bất lợi trong môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản có nguy cơ gây bất lợi cho thuỷ sản.

 

Hiện nay hệ thống quan trắc môi trường tự động nước thuỷ sản mà HỢP PHÁT cung cấp sẽ bao gồm những thiết bị nổi trên mặt nước nhờ các phao cũng như được cấp nguồn từ tấm pin năng lượng mặt trời để có thể bố trí các cảm biến nhúng chìm trong nước thực hiện việc đo các thông số về chất lượng nước.

 

Hệ thống tự động hoá trong nuôi trồng thuỷ sản này sử dụng hệ thống máy chủ cũng như các trạm trung gian để giúp người nuôi có thể thực hiện được việc quản lý bên cạnh đó là phân tích dữ liệu từ xa, cũng như truy cập và theo dõi dữ liệu thông qua mạng internet và điện thoại thông minh. 

 

Sự gia tăng của hệ thống quan trắc tự động hay những thiết bị tự động hoá trong nuôi trồng thuỷ sản còn cho phép người nuôi có thể kiểm tra sự thay đổi của nguồn nước cũng như sức khoẻ của thuỷ sản chỉ trong một cái chạm nhẹ vào màn hình điện thoại.

 

Có thể thấy sự lên ngôi của hệ thống tự động hoá trong nuôi trồng thuỷ hải sản có thể không đảm đương hết toàn bộ hoạt động trong ngành nuôi trồng thuỷ sản tuy nhiên việc này đã mở ra một bộ mặt mới cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nhất là người nuôi khi có thể vứt bỏ những cách làm truyền thống lỗi thời thay vào đó là sự giúp đỡ của những máy móc và công nghệ hiện đại đến từ công tác động hoá trong ngành nuôi trồng thuỷ hải sản.

 

HỢP PHÁT hy vọng những giải pháp cũng như hệ thống mà mình đã cung cấp để thay đổi việc vận hành và quản lý việc nuôi trồng thuỷ sản vừa qua đã phần nào góp phần vào bức tranh toàn cảnh về việc áp dụng mạnh mẽ hơn nữa hệ thống tự động hoá trong việc nuôi trồng thuỷ sản chất lượng tại Việt Nam.

 

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo