Tại sao phải quan trắc nước nuôi trồng thủy sản thường xuyên ?

TẠI SAO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CẦN QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC THƯỜNG XUYÊN ??
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

TẠI SAO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CẦN QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC THƯỜNG XUYÊN ??

Tại sao người nuôi trồng thủy sản cần quan trắc chất lượng nước thường xuyên là câu hỏi mà HỢP PHÁT nhận được nhiều nhất từ khách hàng của mình, chính vì thế mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ một lần nữa giải đáp chính xác nhất cho những ai có chung một thắc mắc như trên.

 

Vậy tại sao người nuôi trồng thủy sản cần quan trắc chất lượng nước thường xuyên ?

 

Dù nuôi trồng thủy sản mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho xã hội nhưng chính hoạt động này cũng đang tác động lên môi trường nhất là phải đối mặc với nhiều dịch bệnh, mà nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước không đảm bảo chất lượng.

 

Đó cũng là lý do vì sao mà ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như người làm nghề nuôi trồng thủy sản nói riêng phải tiến hành ngay công tác quan trắc nước thường xuyên hơn nhằm giảm thiểu dịch bệnh và đảm bảo sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.

 

Những lợi ích to lớn từ việc quan trắc nước nuôi trồng thủy sản thường xuyên

 

Tuy nhiên, những lý do quan trọng hơn cả mà người nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo công tác quan trắc nước thường xuyên đó là:

 

- Một số chỉ tiêu quan trắc môi trường được công tác quan trắc tổng hợp và phân tích đến từng vùng cụ thể giúp phản ánh diễn biến môi trường theo từng không gian và thời gian thích hợp.

 

- Quan trắc chất lượng nước thường xuyên tại các vùng nuôi trồng thủy sản giúp người nuôi chủ động theo dõi và phát hiện nhiều nguồn tác động xấu đến môi trường ao nuôi. Từ các kết quả quan trắc này, cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng đánh giá các hoạt động nuôi trồng thủy sản có tác động như thế nào đến môi trường xung quanh.

 

- Nguồn dữ liệu quan trọng có được từ những lần quan trắc sẽ làm cơ sở để người nuôi thay đổi phương pháp hoặc cách thức nuôi thủy sản chất lượng nhằm đáp ứng các tiêu chí khắt khe về chất lượng sản phẩm cho nhu cầu xuất khẩu trong và ngoài nước. Thời điểm độ mặn trong nguồn nước xuống đến mức thấp nhất thì không nên cấp nước vào ao nuôi, không nên để độ mặn giảm đột ngột vì rất dễ ảnh hưởng đến thủy sản. Khi cấp nước cần bổ sung vào ao lắng lọc có đi qua túi lọc, sau đó mới xử lý trong ao lắng lọc trước khi cấp cho ao nuôi.

- Việc quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản thường xuyên còn giúp tránh được những ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như khí hậu, thời tiết có sự thay đổi đột ngột sẽ làm thay đổi và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thủy sản. Để ổn định môi trường và nâng cao sức đề kháng, người nuôi cần dự trữ nước sạch trong ao lắng để thay thế một phần ao nuôi, bổ sung nước khi mực nước trong ao thấp, nguồn nước thay đổi màu sắc hoặc có váng bọt nổi lên trên.

 

- Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản thường xuyên còn giúp cân bằng pH, độ mặn độ kiềm trong ao, xả bớt tầng nước mặt để giảm nguy cơ độ mặn giảm xuống đột ngột, thường xuyên kiểm tra và duy trì pH thích hợp từ 7 – 9. Bên cạnh đó có thể định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường nước, kiểm soát tảo, ổn định độ kiềm, giảm khí H2S, NH3, NO2- và mật độ vi khuẩn trong ao nuôi.

 

Sau cùng đó là thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn, tránh để dư thừa tích tụ trong nguồn nước. Các chủ nuôi thủy sản cần chú trọng đến tần suất quan trắc định kỳ 2 lần/tháng để kiểm tra thông số về môi trường. Kết quả quan trắc và khuyến cáo của cơ quan quản lý sẽ thông tin kịp thời đến từng hộ nuôi trồng thủy sản.

 

Tuy nhiên quá trình quan trắc nước nuôi trồng thủy sản cần nhiều thủ tục, quy trình, hồ sơ pháp lý rườm rà. Do đó nếu bạn cần dịch vụ quan trắc môi trường chuyên nghiệp, nhanh chóng, đầy đủ với chi phí hợp lý nhất có thể liên hệ ngay với HỢP PHÁT bất cứ lúc nào.

Chúng tôi sẽ cố gắng tư vấn và hỗ trợ bạn kịp thời nhất trong thời gian ngắn ngay sau khi nhận được các vấn đề phát sinh từ công việc nuôi trồng thủy sản của bạn và quý doanh nghiệp.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo