-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Quy định về quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
QUY ĐỊNH VỀ QUAN TRẮC NƯỚC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở ĐỊA PHƯƠNG
Để có thể phòng chống và ngăn ngừa hiệu quả dịch bệnh, những quy định về quan trắc nước nuôi trồng thủy sản ngày càng được kiểm soát chặt chẽ đặc biệt là ở các địa phương lớn trên cả nước.
Quy định về quan trắc nước nuôi trồng thủy sản ở các địa phương lớn trên cả nước
Theo như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ban hành Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản, trong đó quan trắc môi trường nước nuôi trồng thủy sản (QTMT) được xem là giải pháp quan trọng và hữu hiệu để phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi.
Quy tắc thực hiện quan trắc nước nuôi trồng thủy sản ở các địa phương
Được biết nguyên tắc về quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống nhằm phát hiện những yếu tố có nguy cơ tác động xấu đến môi trường nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý thủy sản, thú y; cảnh báo và hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục cần thiết.
Trong đó, Chi cục Thủy sản chủ trì và phối hợp với Chi cục Thú y và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản của địa phương, báo cáo Sở NN&PTNT trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
Và nội dung chính của kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Xác định nhu cầu, mục tiêu quan trắc
- Xác định vùng, điểm và đối tượng quan trắc;
- Xác định thông số, tần suất, thời điểm và phương pháp quan trắc
- Xác định các tổ chức, cá nhân phối hợp tham gia thực hiện
- Xác định nhu cầu kinh phí, nguồn kinh phí và nguồn lực để triển khai thực hiện
Ngoài ra, tiêu chí xác định vùng quan trắc nước nuôi trồng thủy sản tập trung, có chung nguồn nước cấp, được xác định theo địa giới hành chính, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương; những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Tại địa điểm quan trắc phải có tính ổn định và đại diện cho toàn vùng; xác định được tọa độ và được đánh dấu trên bản đồ. Đối tượng quan trắc là động vật thủy sản nuôi có sản lượng lớn, có giá trị thương phẩm cao, được nuôi tập trung trong vùng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Đặc biệt chú ý các thông số môi trường thông thường cần quan trắc gồm các yếu tố khí tượng thủy văn như nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, độ ẩm, gió, sóng, dòng chảy, lượng mưa, nhiệt độ, độ đục, chất rắn lơ lửng, độ mặn.
Các chất dinh dưỡng. Các kim loại nặng và hóa chất độc hại. Hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ và tổng độ phóng xạ. Thực vật phù du tổng số, các loài tảo độc hại.
Và các tác nhân gây bệnh ở động vật thủy sản nuôi (trên cơ sở thống nhất với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y về phạm vi, địa điểm lấy mẫu xét nghiệm). Các chất hữu cơ gây ô nhiễm như chất hoạt động bề mặt, dầu, mỡ, phenol.
Cơ chế xử lý, báo cáo quan trắc nước nuôi trồng thủy sản ở các địa phương
Theo đó đơn vị quan trắc nước nuôi trồng thuỷ sản phải có trách nhiệm thực hiện quan trắc cần thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp và bổ sung kết quả quan trắc nước nuôi trồng thủy sản.
Tiến hành thực hiện đo, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo kế hoạch quan trắc. Trong vòng 3 ngày kể từ khi thu mẫu, đơn vị quan trắc phải gửi báo cáo và bản tin quan trắc đến Chi cục Thủy sản.
Để từ đó Chi cục Thủy sản có trách nhiệm cung cấp thông tin hoạt động nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện của đơn vị quan trắc; trong vòng 1 ngày kể từ khi nhận kết quả quan trắc, gửi báo cáo kết quả cho Tổng cục Thủy sản, cơ quan quản lý thủy sản cấp huyện, UBND xã vùng quan trắc và các đơn vị liên quan.
Nhưng khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại một địa phương, đơn vị quan trắc báo cáo ngay cho Chi cục Thủy sản ra quyết định cảnh báo và ứng phó kịp thời; đồng thời báo cáo Tổng cục Thủy sản, thông báo cho Cục Thú y, Chi cục Thú y và các đơn vị liên quan phối hợp xử lý.
Để kế đó Chi cục Thủy sản chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, đơn vị quan trắc thực hiện kế hoạch quan trắc đã được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra, triển khai các biện pháp khắc phục, báo cáo Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan kết quả quan trắc của địa phương.
Không dừng lại ở đó, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản theo dõi, giám sát môi trường tại cơ sở nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc.
Cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc kịp thời, hiệu quả.
- Vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin
- HỢP PHÁT - CHUYÊN GIA QUAN TRẮC VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ
- Mobile/Zalo: 086.222.0171
- Email: info@hotech.com.vn
- Website: www.hotech.com.vn
- Facebook: www.facebook.com/hotech.com.vn
- Linkedin: www.linkedin.com/company/hợp-phát
- ZALO OA (quét mã QR)