Giải pháp quan trắc lưu lượng cho hồ chứa

GIẢI PHÁP QUAN TRẮC LƯU LƯỢNG CHO HỒ CHỨA
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

GIẢI PHÁP QUAN TRẮC LƯU LƯỢNG CHO HỒ CHỨA

Có thể nói công tác quan trắc lưu lượng cho hồ chứa, đập thủy điện rất quan trọng trong việc quản lý và vận hành giúp phục vụ công tác dự báo lũ, lập kế hoạch vận hành an toàn hồ chứa và kế hoạch phân phối nước hàng năm. Cũng như làm căn cứ để lập và thực hiện kế hoạch sẵn sàng trong tình trạng khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho đập và vùng hạ du.

 

 

HỢP PHÁT tự hào là nhà cung cấp với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đưa ra các giải pháp hoàn chỉnh cho trạm quan trắc lưu lượng hồ chứa tự động bằng công nghệ radar không tiếp xúc, cho phép lắp đặt cảm biến nhanh chóng và đơn giản bên trên mặt nước, giúp giảm thiểu chi phí duy tu bảo dưỡng hệ thống so với các loại thiết bị nhấn chìm.

 

Theo đó, nguyên lý đo sẽ là đo liên tục mực nước và vận tốc dòng chảy bề mặt, từ đó tính toán lưu lượng dòng nước chảy qua một tiết diện sông xác định.

 

Công thức tính : Q (lưu lượng) = A (Diện tích) x V (vận tốc trung bình)

 

Trong đó: A là diện tích mặt cắt dòng sông. Để tính được diện tích cần đo mặt cắt ngang và mực nước của dòng sông. Mỗi giá trị mực nước sẽ có diện tích mặt cắt dòng sông tương ứng, từ đó xác định được bảng tỉ lệ giữa mực nước và diện tích mặt cắt. Do vậy, mỗi khi cảm biến đo mực nước trả về số liệu mực nước, thiết bị sẽ tính ngay ra diện tích mặt cắt sông tại vị trí cần đo lưu lượng.

 

Còn V là vận tốc dòng chảy trung bình. Để tính được vận tốc trung bình cần xác định bảng chỉ số vận tốc sau nhiều lần đo thực tế. Chỉ số vận tốc  là bảng đo so sánh tỉ lệ giữa vận tốc dòng chảy trung bình với vận tốc đo được của cảm biến đo dòng chảy bằng công nghệ Ra đa không tiếp xúc. Từ đó, xác định được hệ số áp dụng để cấu hình các phép tính vận tốc dòng chảy trung bình một cách tự động, chính xác.

 

Giải pháp quan trắc lưu lượng cho hồ chứa

 

Theo Thông tư 47/2017/TT_BTNMT quy định về giám sát và khai thác sử dụng tài nguyên nước các hồ chứa phải quan trắc các yếu tố sau: Mực nước hồ, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy và lưu lượng xả qua tràn.

 

Về tổng quan: HỢP PHÁT sử dụng Datalogger để thu thập các thông số tại Đập, Nhà máy để tính toán và  truyền số liệu lên Bộ TNMT, Sở TNMT, Server của Chủ đầu tư và đưa ra hiển thị tại chỗ.

 

Kế đó, hệ thống sẽ tính toán và xử lý số liệu tại bộ Datalogger - HỢP PHÁT của trung tâm, không qua bất kỳ server nào, nên chi phí vận hành rẻ, phù hợp với nhiều lĩnh vực. Các cảm biến, kết nối về Datalogger trung tâm theo giao thức modbus RTU hoặc TCP. Các cảm biến ở xa, không có dây hữu tuyến kéo tới, có thể kết nối với 1 Datalogger nhánh, sau đó datalogger nhánh sẽ kết nối dữ liệu với Datalogger chính thông qua sóng 3G hoặc mạng internet.

 

 

Sau cùng Datalogger chính sẽ tổng hợp và xử lý số liệu, truyền lên cơ quan chức năng, đưa ra hiển thị tại chỗ và từ xa.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo