Quan trắc hồ chứa thủy lợi Theo như nghị định 114/2018/NĐ-CP

QUAN TRẮC HỒ CHỨA THỦY LỢI THEO NGHỊ ĐỊNH 114 CỦA CHÍNH PHỦ
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

QUAN TRẮC HỒ CHỨA THỦY LỢI THEO NGHỊ ĐỊNH 114 CỦA CHÍNH PHỦ

Theo như nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước tại nghị định 114/2018/NĐ-CP có nêu rõ phải đảm bảo quy trình quan trắc hồ chứa thủy lợi cũng như an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa từ 2022 đến 2030.

 

Căn cứ cơ sở pháp lý để thực hiện quan trắc hồ chứa thủy lợi theo:

- Luật thủy lợi năm 2017

- Nghị định 114/2018/NĐ-CP quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

 

Phải nhận thức được tầm quan trọng của quan trắc hồ chứa thủy lợi từ Nghị định 114/2018/NĐ-CP

 

Vì hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.

 

Do đó để thúc đẩy những vai trò trên cần thực hiện quan trắc hồ chứa thủy lợi thường xuyên và đúng với quy định của pháp luật cũng như công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thời gian qua được Chính phủ, Bộ Công Thương đẩy mạnh. Các nghị định, thông tư đã được thay đổi, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn từ đó mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

 

Và theo như Điều 14 Chương III của nghị định 114/2018/NĐ-CP, thì Quan trắc công trình đập, hồ chứa nước được thực hiện như sau:

- Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lắp đặt thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan.

- Quan trắc đập, hồ chứa nước và các công trình có liên quan theo quy định trong hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để theo dõi liên tục tình trạng an toàn, ổn định của công trình

- Phân tích, đánh giá, xử lý số liệu quan trắc; phát hiện dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý; lưu trữ tài liệu quan trắc theo quy định

- Báo cáo chủ quản lý, chủ sở hữu đập, hồ chứa nước kết quả quan trắc.

 

Quy trình vận hành hệ thống quan trắc hồ chứa nước theo Nghị định số 114/2018/NĐ-CP

 

Căn cứ theo Điều 13 Chương III của Nghị định này, thì việc tổ chức thực hiện quy trình vận hành hệ thống quan trắc hồ chứa nước được thực hiện như sau:

- Các tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm vận hành theo quy trình vận hành hồ chứa nước, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định tại Điều 27, 28 và 45 Luật Thủy lợi và khoản 3 Điều 53 Luật Tài nguyên nước.

- Hoạt động vận hành hồ chứa nước phải được tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước ghi chép vào nhật ký vận hành.

- Định kỳ 5 năm, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi phải rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy trình vận hành, gửi chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa nước.

 

 

- Định kỳ 5 năm, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phải rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy trình vận hành, gửi Sở Công Thương và cơ quan phê duyệt quy trình vận hành.

 

Theo đó sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phải  báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi trên địa bàn, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Công Thương báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện trên địa bàn, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

 

Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành giám sát hệ thống quan trắc hồ chứa thủy lợi trong phòng chống mưa lũ theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP

 

Theo quy định thì chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

 

Riêng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương.

 

 

Cùng với đó là trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa và quyết định vận hành xả lũ khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương

 

Cuối cùng là bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt của tổ chức khai thác đập, hồ chứa nước do bộ quản lý.

 

Cũng như chỉ đạo việc triển khai các biện pháp ứng phó trong tình huống khẩn cấp, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước do bộ quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của bộ.

 

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo