-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
Đánh giá tình hình quan trắc hồ chứa thủy lợi tại nước ta
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUAN TRẮC HỒ CHỨA THỦY LỢI TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY
Theo các chuyên môi trường cho thấy tình hình quan trắc hồ chứa thủy lợi tại nước ta trong những năm gần đây có tiến bộ song vẫn còn rất ít so với mục tiêu chung đã đề ra.
Tình hình quan trắc hồ chứa thủy lợi tại nước ta như thế nào trong 5 năm trở lại đây ??
Chắc bạn cũng hiểu rõ rằng, quan trắc hồ chứa công trình thủy lợi là một công việc không thể thiếu trong quá trình xây dựng, quản lý vận hành công trình.
Các kết quả quan trắc là cơ sở thực tế quan trọng để đảm bảo thi công an toàn, vận hành hiệu quả công trình, phòng chống lũ và quản lý an toàn công trình nói chung và hồ đập nói riêng.
Các kết quả quan trắc cũng được sử dụng để kiểm chứng các kết quả tính toán thiết kế cũng như khái quát hóa, bổ sung cho lý luận thiết kế công trình.
Tuy nhiên, theo HỢP PHÁT tìm hiểu và cho ra kết quả thống kê gần nhất thì tại Việt Nam hiện chỉ có hơn 7000 hồ, đập thủy lợi, thủy điện, trong đó trên 90% là hồ có đập vật liệu địa phương, chủ yếu là đập đất. Các hồ chứa lớn có dung tích lớn, cột nước cao, nếu xảy ra sự cố sẽ gây thiệt hại khôn lường cho vùng hạ du.
Trong đó HỢP PHÁT nhận thấy qua các lần công tác quan trắc thực tế thì các hồ đập vừa và nhỏ, do được thiết kế với tiêu chuẩn an toàn không cao, cộng thêm những hạn chế trong công tác đầu tư, khảo sát thiết kế, thi công và quản lý vận hành nên thường tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn. Khi đó vai trò của công tác quan trắc trong quản lý an toàn hồ đập càng trở nên quan trọng.
Đó là chưa kể công tác quan trắc công trình thủy lợi ở nước ta trong thời gian qua nói chung vẫn còn nhiều tồn tại cả ở khâu thiết kế, thi công lắp đặt và quản lý vận hành hệ thống quan trắc.
Nhiều công trình lớn đã đầu tư lắp đặt hệ thống thiết bị quan trắc khá hiện đại, với kinh phí khá lớn, nhưng hiệu quả mang lại từ công tác quan trắc là chưa tương xứng.
Cũng như ở các hồ đập vừa và nhỏ thì việc trang bị hệ thống quan trắc còn rất hạn chế. Điều này đòi hỏi cần nhìn nhận lại công tác quan trắc công trình thủy lợi, cả về chủ trương đầu tư, hệ thống văn bản pháp lý, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về thiết kế, thi công lắp đặt và quản lý vận hành, khai thác hệ thống thiết bị quan trắc.
Tại sao cần tăng cường quan trắc hồ chứa thủy lợi hơn trong thời gian tới ??
Vì ngoài chức năng bảo đảm cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, các công trình hồ chứa thủy lợi còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết, thoát lũ, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các công trình hồ chứa nhỏ đã bị xuống cấp, cần được sửa chữa, gia cố để bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ vì không được tiến hành quan trắc cũng như bão dưỡng thường xuyên.
Ngoài ra, các công trình hồ chứa thủy lợi nhỏ hiện nay trên cả nước được giao cho địa phương quản lý. Địa phương lại giao cho hợp tác xã, nhóm hợp tác chưa có kiến thức, kinh nghiệm vận hành, khai thác hồ, đập quản lý. Thêm vào đó, vẫn còn tình trạng người dân lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn công trình thuỷ lợi dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hồ đập.
Đặc biệt, việc quan trắc mực nước hồ chứa hàng ngày và theo dõi diễn biến về thấm, rò rỉ nước trong thân đập vẫn được thực hiện chủ yếu bằng mắt thường. Điều này dẫn đến việc kiểm soát, theo dõi mực nước tại các hồ chứa không chính xác.
Sau cùng là từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Bão, lũ, dông lốc, sét, mưa lớn, lũ quét… ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường.
Nên công tác quan trắc hồ chứa thủy lợi cần được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới và cần thực hiện theo đúng quy trình đã được duyệt để nắm chắc hiện trạng công trình và xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để xây dựng phương án ứng phó kịp thời.