Quan trắc hồ chứa theo nghị định 114 và thông tin tư 17

QUAN TRẮC HỒ CHỨA THEO NGHỊ ĐỊNH 114 VÀ THÔNG TƯ 17 CÓ GÌ KHÁC NHAU ?
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

QUAN TRẮC HỒ CHỨA THEO NGHỊ ĐỊNH 114 VÀ THÔNG TƯ 17 CÓ GÌ KHÁC NHAU ?

Nếu quý doanh nghiệp đang thắc mắc về quy định quan trắc hồ chứa nước theo nghị định 114 và thông tư 17 của cơ quan nhà nước có gì khác nhau thì trong bài viết này HỢP PHÁT sẽ trình bày rõ một vài chi tiết để bạn có thể thấy rõ nhé.

Quan trắc hồ chứa nước theo nghị định 114 và thông tư 17 của cơ quan nhà nước có gì khác nhau ??

Quan trắc hồ chứa nước theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP

 

Theo đó, quan trắc hồ chứa nước theo nghị định tại Điều 15 Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước được quy định như sau:

 

Với chủ sở hữu đập, hồ chứa nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện quan trắc  chuyên dùng cho đập, hồ chứa nước. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải thu thập tin dự báo, quan trắc chuyên dùng theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định của pháp luật có liên quan:

  • Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ, phải quan trắc lượng mưa trên lưu vực, quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả; dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước hồ chứa
  • Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do, phải quan trắc lượng mưa trên lưu vực, mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả
  • Đối với đập, hồ chứa nước vừa có tràn tự do, phải quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập, tính toán lưu lượng xả; khuyến khích áp dụng các quy định khác tại điểm b khoản này
  • Đối với đập, hồ chứa nước nhỏ có tràn tự do, phải quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập và mực nước tại đập tràn.

 

- Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ: Quan trắc 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt; 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ; trường hợp vận hành chống lũ, tần suất quan trắc, tính toán tối thiểu 01 giờ một lần, quan trắc 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế

 

- Đối với các đập, hồ chứa nước có tràn tự do: Quan trắc 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt; 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ khi mực nước hồ thấp hơn ngưỡng tràn; 01 giờ một lần khi mực nước hồ bằng hoặc cao hơn ngưỡng tràn; 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế.

 

Riêng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng và cập nhật lên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn và theo quy định sau:

  • Đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ và đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn có tràn tự do: Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước; cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp nơi có đập, hồ chứa nước, vùng hạ du đập; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo phạm vi quản lý của bộ; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp
  • Đập, hồ chứa nước vừa và nhỏ có tràn tự do: Cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp nơi có đập, hồ chứa nước, vùng hạ du đập.

 

Việc cung cấp thông tin, báo cáo quan trắc hồ chứa theo quy định Nghị định 114/2018/NĐ-CP cũng có điểm khác đó là: Việc cung cấp thông tin, báo cáo được thực hiện theo một trong các hình thức sau: Gửi trực tiếp, bằng fax, bằng mạng vi tính, qua điện thoại, bằng máy thông tin vô tuyến điện (ICOM) hoặc các hình thức khác. Văn bản gốc phải được gửi đến chủ sở hữu, chủ quản lý để theo dõi và lưu trữ hồ sơ quản lý.

 

Ngoài ra, đập, hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng thì phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng chậm nhất sau 02 năm đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ; sau 03 năm đối với đập, hồ chứa nước có tràn tự do kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

 

Quan trắc hồ chứa nước theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT

 

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước (trừ khai thác, sử dụng nước biển).

 

Nguyên tắc trong giám sát quan trắc hồ chứa nước theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT

- Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Bảo đảm tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông tin, dữ liệu về mặt không gian và thời gian, giữa trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông.

- Bảo đảm tính thống nhất giữa yêu cầu về giám sát với hoạt động quan trắc của cơ sở được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

- Các thông số giám sát được quan trắc, đo đạc trực tiếp hoặc tính toán gián tiếp qua các thông số đo đạc khác nhưng phải bảo đảm tính chính xác và trung thực.

 

Hình thức giám sát quan trắc hồ chứa nước theo thông tư 17/2021/TT-BTNMT

 

Theo đó việc giám sát quan trắc hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc giám sát quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

  • Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là hệ thống giám sát).
  • Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.
  • Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp, liên tục vào hệ thống giám sát.

 

Theo HỢP PHÁT nhận thấy quan trắc hồ chứa nước theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP có phần chi tiết hơn thông tư 17, tuy nhiên nhìn chung cả hai văn bản pháp lý này đều mang lại những quy định nghiêm ngặt và tích cực hơn cho công tác quan trắc hồ chứa thủy lợi và thỷ điện của Việt Nam chúng ta.

 

 

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo