Hậu quả khi không quan trắc xâm nhập mặn kịp thời

HẬU QUẢ NẾU KHÔNG QUAN TRẮC XÂM NHẬP MẶN KỊP THỜI
Hợp PhátViết bởi: Hợp Phát

HẬU QUẢ NẾU KHÔNG QUAN TRẮC XÂM NHẬP MẶN KỊP THỜI

Có thể nói hậu quả khi không tiến hành quan trắc xâm nhập mặn kịp thời là vô cùng lớn vì nó ảnh hưởng đến đời sống dân sinh xã hội vô cùng nghiêm trọng.

 

Những hậu quả nghiêm trọng khi không quan trắc xâm nhập mặn kịp thời

 

Xâm nhập mặn luôn là vấn đề tốn nhiều giấy mực nhất của giới báo chí cũng như các cơ quan ban ngành vì có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta cũng hiểu rõ rằng hậu quả của xâm nhập mặn đến đời sống dân sinh là vô cùng nghiêm trọng, trong đó đáng quan tâm nhất là việc thiếu nguồn nước ngọt cho đời sống sinh hoạt cũng như tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.

 

Tuy nhiên, việc quan trắc xâm nhập mặn không thể nào giải quyết hết những tác động trên vì về cơ bản khái niệm xâm nhập mặn vẫn còn mơ hồ đối với nhiều người, dẫn đến việc xem nhẹ thậm chí là vô ý thức trong việc bảo vệ môi trường khiến hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng tồi tệ hơn.

 

Vậy xâm nhập mặn nên được hiểu như thế nào cho đúng??

 

Hiểu một cách đơn giản thì xâm nhập mặn là hiện tượng mà phần đất tại nơi mà bạn sinh sống sẽ bị nhiễm mặn với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép. Nhưng ngắn gọn hơn thì sự xâm nhập mặn chính là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất.

 

Và xâm nhập mặn cũng chính là hệ quả nghiêm trọng và rõ ràng nhất của sự biến đổi khí hậu trên trái đất, hiện tượng này xảy ra hằng năm và có thể dự báo trước bằng những phương pháp quan trắc tự động. Nhưng để có thể giải quyết triệt để được mối lo này thì trước hết bạn phải hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng xâm nhập mặn là gì.

 

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn tại Việt Nam

 

Nguyên nhân đầu tiên chính là do hiện tượng nóng lên toàn cầu đã tác động một cách tiêu cực đến việc biến đổi khí hậu, khiến nước biển dâng lên, nhiệt độ cũng theo đó tăng lên thường xuyên hơn ở các địa phương. 

 

Chưa kể lượng mưa cũng gia tăng làm thay đổi đáng kể tốc độ bổ sung nước ngầm đến các hệ thống tầng ngậm nước, từ đó gây nên quá trình xâm nhập mặn.

 

Nguyên nhân thứ hai cũng không kém phần quan trọng đó là các hoạt động khai thác đất nông nghiệp diễn ra một cách bừa bãi, hành vi phá rừng mở rộng diện tích đất canh tác cũng góp phần vào việc gia tăng diện tích đất bị nhiễm mặn.

 

Không dừng lại ở đó, sự ra đời liên tục và dày đặc của các công trình thủy lợi đã thu hẹp diện tích rừng tự nhiên. Tất cả những hành động này đã đang và ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến cấu trúc đất làm gia tăng diện tích đất bị nhiễm mặn hàng năm.

 

Có thể thấy hoạt động kinh tế của con người là tác động rõ nét nhất đến sự biến đổi khí hậu và làm thay đổi đến chế độ dòng chảy trên hầu hết các sông, suối làm gia tăng tình hình lũ lụt, lũ quét ở nhiều khu vực lớn trên cả nước.

 

Việc người dân khai thác quá mức nguồn nước ngầm để phục vụ cho đời sống cũng như phát triển kinh tế xã hội cũng đã vô tình gây ra sự cạn kiệt nguồn nước nhưng lại không có kế hoạch để bổ sung bù lại lượng nước đã khai thác nên nguy cơ xâm nhập mặn càng gia tăng.

 

Diện tích xâm nhập mặn không hề suy giảm trong khi công tác quan trắc xâm nhập mặn lại không tăng và không được đầu tư đúng mức đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà báo đài liên tục đưa tin như người dân thiếu nước ngọt để dùng trong sinh hoạt.

 

Thiếu nước ngọt người dân không thể tưới tiêu khiến tình hình sản xuất nông nghiệp bị trì trệ. Chưa kể quá trình đất bị nhiễm mặn đã tác động lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các địa phương lớn trên cả nước đặc biệt là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

 

HỢP PHÁT hy vọng trong thời gian tới các cơ quan ban ngành cần tích cực hơn nữa trong việc đầu tư vào mạng lưới quan trắc tự động cũng như nâng cấp các thiết bị quan trắc xâm nhập mặn đã quá lỗi thời để có thể cung cấp những thông số quan trọng cho việc quản lý xâm nhập mặn trên cả nước.

 

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo