-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
// thay = width tương ứng
// thay = height tương ứng
9 vấn đề trong quan trắc hồ chứa thủy lợi chưa giải quyết
9 VẤN ĐỀ CHƯA GIẢI QUYẾT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC QUAN TRẮC HỒ CHỨA THỦY LỢI
Dù quan trắc hồ chứa thủy lợi đã được nhận thức rõ ràng hơn trước kia song vẫn còn tồn đọng rất nhiều vấn đề chưa thể giải quyết khiến công tác này không thể phát huy hết hiệu quả và tiện ích mà nó mang lại cho xã hội Việt Nam.
Theo các chuyên gia có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trong thiết kế, xây dựng, quản lý sử dụng hồ chứa thủy lợi. Một trong những vấn đề quan trọng cần phải nói đến đó là công tác quan trắc.
9 vấn đề mãi chưa giải quyết được trong công tác quan trắc hồ chứa thủy lợi
Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn bạn nhận thấy được những vấn đề cần giải quyết và phải có giải pháp đáp ứng thực tế cho các công trình hồ chứa thủy lợi an toàn và hiệu quả hơn trong tương lai.
1. Nhận thức về công tác quan trắc hồ chứa đã có nhưng còn đơn giản
Theo như các ghi chép có được thì quan trắc các yếu tố thuỷ lực, thuỷ văn, ứng suất và biến dạng, chuyển vị ở các công trình hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện nói chung đã được các nhà quản lý, các nhà kỹ thuật nhận thấy là cần thiết.
Tuy nhiên vẫn nhiều bất cập, bất cập giữa hiểu biết và yêu cầu, bất cập giữa đầu tư mua sắm lắp đặt thiết bị với nguồn vốn luôn bị hạn chế, bất cập giữa lắp đặt xong với việc bảo trì, bảo dường thường xuyên, bất cập giữa số liệu đo được với phương pháp đánh giá an toàn kỹ thuật của công trình có sử dụng số liệu đã đo.
Trong những bất cập ấy nổi lên một điều quan trọng là chưa có nhận thức đúng và đủ về quan trắc. Không ít người (kể cả cán bộ kỹ thuật) cho rằng: công trình đất thì quá đơn giản, công trình bê tông là vĩnh cửu rồi, nên khó có hư hỏng, suy thoái. Vì vậy không cần quan trắc. Những bất cập trên ngày càng bộc lộ rõ rệt khi chúng ta đang xây dựng các hồ chứa với chiều cao đập trên 50 m.
2. Nguồn nhân lực có chuyên môn về quan trắc hồ chứa vừa yếu vừa thiếu
Có thể bạn không biết nhưng nhân lực làm công tác quan trắc hiện nay là được đào tạo chung từ các ngành. Công cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã xuất hiện ở hầu hết tất cả các ngành nghề và trong đó việc ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ tự động hóa trong nông nghiệp, thủy lợi cũng đã bắt đầu từ những năm 2000. Thế nhưng đến hiện tại, các cán bộ vận hành hồ chứa vẫn chưa được đào tạo chính thống để hiểu biết về công tác quan trắc hoặc sử dụng các thiết bị công nghệ cho lĩnh vực này. Phần lớn là tự tìm hiểu hoặc học tập kinh nghiệm từ các đồ án thiết kế quan trắc của những công trình đã đầu tư.
Đội ngũ thợ lắp đặt mới bắt đầu hình thành. Cán bộ có trình độ phân tích số liệu, đánh giá an toàn công trình từ số liệu đo được thì còn ít. Phần lớn mới hiểu biết về số liệu mực nước, lưu lượng ...với mục đích là để cung cấp số liệu đầu vào phục vụ cho vận hành đáp ứng yêu cầu dùng nước và tích hoặc xả nước khi lũ đến.
3. Quy trình, quy phạm điều chỉnh mọi vấn đề liên quan đến quan trắc hồ chứa đã có, nhưng vẫn thiếu
Hiện nay, trong Quy chuẩn quốc gia“ QCVN 04-05: 2012-Công trình thuỷ lợi- các quy định chủ yếu về thiết kế” điều 4.8 yêu cầu giám sát thường xuyên tình trạng công trình và trang thiết bị trong suốt thời gian thi công và quản lý sử dụng; Điều 4.11 nêu quy định chung cần làm trong quan trắc.
Tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 8215 – 2009 Công trình Thủy lợi- các quy định chủ yếu về thiết kế bố trí thiết bị quan trắc cụm đầu mối ”đã nêu: Các quy định chung; Các quy định chủ yếu về thiết bị, về thiết kế bố trí quan trắc chuyển vị, quan trắc thấm, quan trắc nhiệt, quan trắc ứng suất trong công trình và nền của nó, quan trắc ứng lực trong cốt thép, quan trắc áp lực nước, áp lực mạnh động của dòng chảy.
Quy định về lắp đặt dây dẫn từ các thiết bị đo đến điểm thu. Ngoài ra trong các tiêu chuẩn thiết kế, thi công, quản lý từng loại công trình như Đập bê tông và bê tông cốt thép; Đập đất đầm nén…đều có nêu yêu cầu về thiết kế, lắp đặt thiết bị quan trắc và đo đạc.
4. Các thiết bị quan trắc hồ chứa hầu hết dùng loại đơn giản chưa hiện đại, ít dùng loại tự động
Đây là một trong những vấn đề hết sức nghiêm trọng và cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Dù công tác thiết kế, lắp đặt thiết bị quan trắc đã được quan tâm triển khai. Loại thiết bị và số lượng mỗi loại tuỳ thuộc vào quy mô, tầm quan trọng của công trình.
Chúng ta vẫn còn loay hoay ở tư duy là xem nhẹ công tác vận hành công trình sau khi đầu tư xong, có những công trình đã đầu tư phần xây dựng hàng trăm tỉ đồng tuy nhiên khi bàn giao cho các đơn vị vận hành khai thác thì lại không có trang bị thiết bị vận hành, vẫn phải sử dụng thủ công. Các thiết bị đo chuyển vị còn dùng hệ thống mốc cơ sở, mốc đo với các máy đo trắc địa. Nhưng nhìn chung là chưa hiện đại, dùng tự động chưa được phổ biến, mức độ tự động chưa cao, đầu tư cho có để bàn giao hoặc chưa tương ứng
5. Đã có quy trình lắp đặt quan trắc nhưng chưa mang sắc thái riêng của từng công trình
Dù công tác lắp đặt cơ bản đúng theo quy trình và chưa thấy bộc lộ khiếm khuyết lớn. Qua tìm hiểu các công trình đập bằng vật liệu địa phương hoặc bằng bê tông đã xây dựng thì tư vấn thiết kế đưa ra quy trình giống nhau ở các công trình khác nhau, nhiều công trình mới đưa vào sử dụng thì máy tính đã hỏng, cáp truyền đã mất tín hiệu.
6. Công tác quan trắc đo đạc đã được triển khai nhưng chưa đều, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát
Thông thường công tác đo đạc được thực hiện trong quá trình thi công ngay sau khi đã lắp đặt xong, được ghi chép chuyển tới đơn vị tư vấn nghiên cứu xử lý.
Khi công trình đưa vào hoạt động đã tiến hành đo đạc. Tuy nhiên, nội dung quan trắc không đầy đủ, không tương ứng với thiết kế, ghi chép số liệu còn thô sơ (chép tay vào sổ) là phổ biến, thiếu lưu trữ vào máy.
7. Kết quả quan trắc được sử dụng trong thực tế rất hạn chế
Kết quả quan trắc có số liệu về mực nước được phục vụ ngay cho vận hành sử dụng nguồn nước, hoặc trữ xả lũ. Còn lại các số liệu về ứng suất, chuyển vị, áp lực thấm ... chưa biết sử dụng thế nào? Riêng các số liệu đo đạc trong quá trình thi công như biến dạng, nhiệt độ, nứt và bề rộng vết nứt đã được sử dụng cho việc theo dõi thi công, điều chỉnh tiến độ, phương pháp thi công, hoặc thay đổi thiết kế (thành phần cấp phối, kích thước hạng mục, tăng giải pháp chống thấm, giảm áp...).
Một nguyên nhân quan trọng chưa sử dụng triệt để các số liệu quan trắc được là chưa đưa ra chuẩn an toàn. Với mỗi nội dung, yếu tố cần đặt ra chuẩn an toàn. Hệ thống giám sát hiện nay có thể là một đường hoặc một dải miền giới hạn, và thay đổi theo thời gian. Ở đó chỉ ra phạm vi nào thì số liệu quan trắc phản ánh đập hoặc một bộ phận của đập được đảm bảo an toàn, phạm vi nào là giới hạn, phạm vị nào là mất an toàn.
Ví dụ như chuẩn cho ứng suất ở một điểm đặc thù nào đó của công trình. Hoặc chuẩn chỉ rõ áp lực đẩy ngược đo được sau màng chống thấm để kết luận màng chống thấm hỏng hay không bị hỏng, nếu hỏng thì mức độ hỏng là thế nào? Đo mực nước trong thân đập vật liệu địa phương, thì so với chuẩn gì để biết là không ảnh hưởng hay ảnh hưởng đến ổn định thấm hoặc ổn định trượt.
8. Hệ thống camera quan sát công trình hồ chứa thủy lợi chưa được quan tâm đầy đủ
Theo tôi nhận thấy ở các nước tiên tiến đã triển khai mạnh công tác này bằng cách xây dựng tháp cao rồi bố trí một hệ thống thiết bị giám sát bằng camera toàn cảnh đập, trong hành lang lòng đập, nhìn xuống hạ lưu, nhìn lên thượng lưu, nhìn từ hạ lưu lên, nhìn từ thượng lưu về, nhìn sông phía hạ lưu, nhìn toàn cảnh mặt hồ, các thiết bị này có thể thu cận để quan sát chi tiết.
Tất cả đã giúp cho giám sát an toàn kỹ thuật và an toàn về mặt xã hội. Ở chúng ta mới chỉ quan sát hình ảnh qua hệ thống camera mới chỉ có ở những đập có chiều cao lớn, mà cũng chưa đầy đủ. Đây là một điểm bắt buộc phải có được qui định trong Nghị định 114 của Chính phủ và an toàn hồ chứa.
9. Tính hệ thống trong quan trắc hồ chứa chưa được hình thành
Trong thực tế hiện nay quan trắc các yếu tố cho một công trình chưa được liên kết với nhau. Ví dụ trạm quan trắc khí tượng, thủy văn thường là nằm ngoài hệ thống quan trắc đầu mối. Công tác quan trắc giữa các công trình trên một sông hay trên một lưu vực hay một vùng chưa kết nối, chưa chia sẽ số.
Một vấn đề nữa mà tôi muốn nói đến đó là quan trắc hồ chứa thủy lợi hiên nay vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố kinh tế xã hội. Thiết bị quan trắc chưa hiện đại, chưa tự động, số lượng thiết bị chưa đủ nhiều vì còn do khả năng đầu tư thấp.
Thao tác lắp đặt, tác nghiệp đo đạc, lưu trữ và chia sẽ số liệu, xử lý các kết quả đo đạc ... còn hạn chế, bất cập và trình độ mọi mặt của con người chưa theo kịp. Quản lý các thiết bị bị ảnh hưởng nhiều của tiêu cực trong xã hội, ví dụ: bị mất, bị phá hỏng v.v...
Tất cả đặc điểm hiện trạng vừa qua của quan trắc trên các đập bê tông chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và hiện đại hóa, tự động hóa. Cần phải đổi mới nhận thức và ứng xử cho phù hợp theo hướng hội nhập quốc tế.