Cách thiết kế chương trình quan trắc nước mặt của HỢP PHÁT

CÁCH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC NƯỚC MẶT CỦA HỢP PHÁT
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

CÁCH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC NƯỚC MẶT CỦA HỢP PHÁT

Để thiết kế chương trình quan trắc nước mặt một cách hiệu quả thì mỗi đơn vị đều có một cách làm riêng biệt nhưng phải tuân thủ đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

 

Cách thiết kế chương trình quan trắc nước mặt của HỢP PHÁT hiệu quả tiết kiệm chi phí

 

Chương trình quan trắc nước mặt của HỢP PHÁT tuân thủ đúng chương trình quan trắc môi trường định kỳ quy định tại Điều 43 Thông tư 24/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành bao gồm các điều mục sau:

 

  • Xác định mục tiêu của chương trình quan trắc nước mặt
  • Xác định thành phần môi trường nước mặt cần quan trắc.
  • Lập danh mục các thông số quan trắc theo thành phần môi trường: các thông số đo tại hiện trường, các thông số phân tích.
  • Thiết kế sơ bộ phương án lấy mẫu: xác định tuyến, điểm lấy mẫu và đánh dấu trên bản đồ hoặc sơ đồ; mô tả vị trí địa lý, tọa độ điểm quan trắc và ký hiệu các điểm quan trắc; mô tả sơ bộ các nguồn gây tác động, các vấn đề, đối tượng ảnh hưởng, các tác động đến khu vực quan trắc.
  • Khảo sát thực tế khu vực cần quan trắc nước mặt 
  • Thiết kế chi tiết phương án lấy mẫu: xác định chính xác tuyến, điểm lấy mẫu và lập sơ đồ các điểm quan trắc, mô tả vị trí địa lý và tọa độ điểm quan trắc; mô tả thực trạng các nguồn gây tác động và các tác động của khu vực quan trắc; xác định ranh giới khu vực quan trắc và dự báo các tác động hoặc những biến đổi có thể xảy ra trong khu vực quan trắc
  • Xác định tần suất, thời gian quan trắc nước mặt 
  • Xác định phương pháp lấy mẫu nước mặt và đo tại hiện trường và phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
  • Xác định quy trình lấy mẫu, thể tích mẫu cần lấy, loại dụng cụ chứa mẫu, loại hóa chất bảo quản, thời gian lưu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu kiểm soát chất lượng (mẫu QC)

 

 

  • Lập danh mục và kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc hiện trường và thiết bị phân tích môi trường, bao gồm cả thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo đảm an toàn lao động. Việc quản lý và sử dụng các thiết bị quan trắc theo quy định tại Chương VI Thông tư này.
  • Xác định các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu, vận chuyển mẫu.
  • Lập kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong quan trắc môi trường. Việc lập kế hoạch bảo đảm chất lượng (QAPP) thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Lên kế hoạch nhân lực thực hiện quan trắc, trong đó nêu rõ nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường.
  • Lên dự toán kinh phí cho doanh nghiệp thực hiện chương trình quan trắc, bao gồm cả kinh phí thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
  • Lập danh mục các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chương trình và trách nhiệm của các bên liên quan.

 

 

HỢP PHÁT tự hào là đơn vị được khách hàng đánh giá cao trong lĩnh vực tư vấn, quan trắc môi trường nước… Đồng thời thiết kế, thi công, cung cấp hóa chất, thiết bị cũng như lập báo cáo định kỳ, tiến hành chuẩn mực theo đúng quy định về quan trắc môi trường do các cơ quan chức năng đề ra. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm để phát triển kinh doanh, sản xuất.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo