14 thông số quan trắc môi trường nước bạn nên biết

14 THÔNG SỐ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC QUAN TRỌNG CẦN NẮM
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

14 THÔNG SỐ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC QUAN TRỌNG CẦN NẮM

14 thông số quan trắc môi trường nước dưới đây vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của cả một hệ thống tài nguyên nước lớn ở khu vực được đo đạc trước đó.

14 thông số quan trắc môi trường nước mà bạn nên biết

 

Bạn biết đấy, quan trắc môi trường nước là quá trình đo đạc, kiểm tra các chỉ số có trong nước. Từ đó đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nguồn nước. Quan trắc môi trường nước gồm quan trắc môi trường nước lục địa, nước biển, nước mưa và nước thải. Và bên dưới đây là 14 thông số đo được từ thiết bị quan trắc môi trường nước hiện nay mà bạn nên nắm kỹ:

 

1. Độ pH trong nước: pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H₃O⁺ (H+) trong dung dịch. Từ đó đưa ra kết luận về tính axit hay bazo của nước. 

2. Oxy hòa tan DO: Là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước. Thông số này cho biết tình trạng hô hấp của các sinh vật sống dưới nước.

 

3. Tổng chất rắn lơ lửng TSS: Đây là thông số qua trọng khi quan trắc môi trường nước thải. Thông số này chỉ trọng lượng khô của đất bị giữ lại bởi lưới lọc.

 

4. Chỉ số COD: COD là viết tắt của cụm Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học. Đây là lượng oxy cần để oxy hóa các hợp chất vô cơ và hữu cơ có trong nước.

 

5. Chỉ số BOD: BOD là viết tắt của Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá. Đây là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước. BOD giúp chúng ta biết được lượng chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

 

6. Ammonia: Đây là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Đây là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá nước thải. Thông thường, lượng NH3 đo được từ nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là khá cao.

 

7. TOC: Đây là tổng lượng cacbon hữu cơ có trong nước. TOC đại diện tất cả các loại cacbon hữu cơ, các chất hòa tan hoặc các chất lơ lửng trong nước, bao gồm các hợp chất không màu.

 

8. E.Coli, Coliform: E.coli và Coliform là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng nước. Đây chính là tác nhân gây bệnh hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, mất nước. 

 

9. Độ đục của nước:  Là một thông số  quan trọng khi quan trắc đánh giá chất lượng nước quan trọng. Độ đục gây ra bởi sự tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo, chất hữu cơ, vi sinh vật,… 

 

10. Clo dư, Clo Tổng Free Chlorine: Là hợp chất được dùng để khử trùng nguồn nước. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong xử lý nước. Dù không gây nguy hiểm nhưng lượng Clo dư gây ra mùi hăng khó chịu và có thể làm kích ứng mắt, kích ứng da. Đồng thời làm tổn thương hệ hô hấp của trẻ em.

 

11. Độ kiềm Alkalinity: Là tiêu chí rất quan trọng khi xử lý nước uống và nước thải. Độ kiềm hoạt động như một bộ đệm pH trong quá trình đông tụ và làm mềm nước. Độ kiềm của nước phụ thuộc vào sự hiện diện của bicarbonate, carbonate, và các ion hydroxit.

 

12. Hàm lượng Fe trong nước: Sắt có trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Nước bị nhiễm sắt sẽ khiến thực phẩm biến chất, màu sắc, mùi vị thay đổi; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu…

 

13. Dầu trong nước Oil-In-Water: Các giọt dầu lơ lửng không tan trong nước gây hại cho các sinh vật sống dưới nước. Đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu dùng nguồn nước này. 

 

14. Các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Cr, CN, Fe, Pb, As, Ni, Zn): Đây là các kim loại gây hại cho sức khỏe con người. Do đó cần giảm thiểu tối đa chỉ số này trong nguồn nước.

 

14 thông số trên được đo từ thiết bị quan trắc môi trường nước. Ngoài ra còn có các thông số khác như độ màu, hàm lượng Photpho, nhôm, mangan giúp đánh giá chất lượng nguồn nước một cách chính xác nhất. 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo