Thời 4.0 rồi có cần số hóa công tác quản lý nguồn nước ??

THỜI 4.0 CÓ CẦN PHẢI SỐ HOÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC?
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

THỜI 4.0 CÓ CẦN PHẢI SỐ HOÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC?

Không những phải số hóa công tác quản lý nguồn nước trong thời 4.0 mà còn phải nhanh chóng và đạt được hiệu quả bù đắp cho thời gian trì hoãn vì dịch bệnh vừa qua.

Bởi công tác quản lý nguồn nước tại Việt Nam tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Vì vậy, đẩy mạnh các giải pháp quản lý nước thông minh là nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ cách mạng công nghiệp  4.0.

 

Cần phải số hóa mạnh mẽ hơn nữa trong công tác quản lý nguồn nước 

 

Theo như chia sẻ của hội cấp thoát nước Việt Nam về việc “Quản lý nước thông minh hướng tới phát triển bền vững”. Thì cần có nhiều hội thảo hơn nữa về ngành nước tại Việt Nam nhằm mang đến cho các chuyên gia trong ngành nước cũng như ngành quan trắc có cơ hội cập nhật thông tin chi tiết về chính sách và công nghệ quản lý nước thông minh hướng tới phát triển bền vững.

 

Ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, ngành nước Việt Nam tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, song vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Đặc biệt là phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: gia tăng dân số đô thị, ngân sách hạn hẹp, năng lực quản lý vận hành, ô nhiễm nguồn nước, những cực đoan của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, ngập úng, xâm nhập mặn…

 

Nhưng để có thể nhân rộng và giúp các doanh nghiệp cấp thoát nước Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ cấp thoát nước thì việc đẩy mạnh áp dụng các giải pháp quản lý nước thông minh tức số hóa công tác quản lý nguồn nước hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu và hết sức cần thiết.

 

Bên cạnh đó Cục trưởng Hạ Tầng Kỹ Thuật - Bộ Xây dựng cũng cho biết thêm, phát triển bền vững là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.

 

Hơn nữa lãnh đạo 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã chính thức thông qua chương trình nghị sự 2030 bao gồm 17 mục tiêu phát triển bền vững nhằm giải quyết các thách thức và sự phát triển kinh tế xã hội toàn diện đảm bảo tính bền vững của môi trường.

 

Một trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc hướng tới là mục tiêu số 6 – “Đảm bảo việc tiếp cận nguồn nước sạch và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người”.

 

Thông qua điểm trên Chính phủ nước ta cũng đã ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về kế hoạch hành động của quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Trong đó, đặt ra mục tiêu tổng quát duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với việc thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu… Đồng thời, thực hiện mục tiêu có liên quan đến ngành nước đó là đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước quốc gia bằng cách số hóa.

 

Số hóa công tác quản lý nguồn nước như thế nào ??

 

Và để thực hiện kế hoạch trên chúng ta cần tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao để số hóa ngành nước hướng tới phát triển bền vững bao gồm:

  • Một là, đảm bảo tiếp cận đầy đủ công bằng với nước sinh hoạt an toàn trong khả năng chi trả của tất cả mọi người.
  • Hai là, đảm bảo tiếp cận các công trình và điều kiện vệ sinh để phù hợp cho tất cả người dân.
  • Ba là, cải thiện chất lượng nước giảm tỷ lệ nước thải đô thị chưa qua xử lý và tăng cường tái sử dụng nước an toàn.
  • Bốn là, tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học chuyển giao công nghệ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của ngành nước.
  • Năm là, chú trọng công nghệ tiên tiến công nghệ thông minh quản lý, xử lý nước với chi phí năng lượng thấp góp phần bảo vệ môi trường.

 

Trưởng phòng Quản lý khai thác nước dưới đất, Cục Quản lý tài nguyên nước cũng nhấn mạnh và chỉ ra một trong những nguyên nhân gây suy thoái nước dưới đất là do tình trạng khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch. “Việc khai thác nước dưới đất thường tập trung với lưu lượng lớn tại các khu vực đô thị như TP. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cà Mau…

 

Đã gây ra tình trạng suy giảm mực nước dưới đất với tốc độ nhanh, liên tục trong các tầng chứa nước, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sụt lún bề mặt đất. Ngoài ra, công tác điều tra cơ bản, quy hoạch còn chậm do thiếu nguồn lực và công tác quan trắc, dự báo, cảnh báo còn chưa đáp ứng yêu cầu.

 

Và để bảo vệ nước dưới đất, trong thời gian tới, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước cần ưu tiên tập trung thực hiện các nội dung sau đây:

  • Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tài nguyên nước tại các địa phương.
  • Đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các Đề án Chính phủ liên quan đến việc bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt, gồm: Đề án bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn (phê duyệt năm 2013) và Đề án điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long, định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất (phê duyệt năm 2016).
  • Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; điều tra hiện trạng khai thác nước dưới đất; kiểm kê tài nguyên nước ở các địa phương để phục vụ công tác quản lý.
  • Tổ chức triển khai Nghị định quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất khi được Chính phủ ban hành và có hiệu lực thi hành, trong đó các địa phương cần bố trí nguồn lực thực hiện việc điều tra, đánh giá để khoanh định, công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và tổ chức triển khai thực hiện.
  • Nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới quan trắc, tăng cường công tác cảnh báo, dự báo về nước dưới đất; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về nước dưới đất.

Hy vọng những thay đổi trên sẽ sớm được thực hiện để công tác số hóa trong quá trình giám sát quan trắc nguồn nước quốc gia trở thành yếu tố hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường và con người thoát khỏi mọi sự thay đổi hiên nay của mẹ thiên nhiên.

Hợp Phát - chuyên gia quan trắc và tự động hoá

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo