Việt Nam quá ít trạm quan trắc nước sông suối ao hồ

QUÁ ÍT TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC SÔNG SUỐI AO HỒ TẠI VIỆT NAM
Thuy NguyenViết bởi: Thuy Nguyen

QUÁ ÍT TRẠM QUAN TRẮC NƯỚC SÔNG SUỐI AO HỒ TẠI VIỆT NAM

Việc quá ít trạm quan trắc nước sông, suối, ao, hồ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho môi trường sống của người dân ở những khu vực này.

 

 

Có thể bạn không biết, nhưng nguồn nước mặt của các sông, suối, ao, hồ nước ta khá phong phú, song đang bị đe dọa bởi suy kiệt và ô nhiễm. Trong khi đó, mạng lưới quan trắc môi trường nước lại quá ít ỏi, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thu thập và quản lý thông tin, số liệu, phục vụ việc kiểm soát, dự báo, khắc phục và hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại đối với nguồn tài nguyên quý giá này.

 

Hậu quả của việc quá ít trạm quan trắc nước sông, suối, ao, hồ tại Việt Nam

 

=> Quá ít trạm quan trắc nước khiến tình hình ô nhiễm càng tràn lan

 

Dù nổi tiếng là quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Riêng 13 hệ sông lớn đã có diện tích trên 10.000 km2. Nhưng điều đáng lo ngại là nguồn nước này tại nước ta hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng.

 

Vì hầu hết các sông chính như sông Hồng (tại Hà Nội), sông Cấm (tại Hải Phòng), sông Lam (tại Nghệ An), sông Hương (tại Huế), sông Hàn (tại Đà Nẵng), sông Sài Gòn (tại TP Hồ chí Minh), sông Tiền (tại Tiền Giang), sông Hậu (tại Cần Thơ) đều có nồng độ ô nhiễm vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. 

 

Khu vực ô nhiễm nghiêm trọng nhất đều vượt giới hạn tối đa cho phép đối với nguồn nước loại B từ 2 đến 6 lần. Và “Thủ phạm” gây ô nhiễm các lưu vực sông là các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề, khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản cũng như nước thải sinh hoạt thành phố. Nước thải trong sản xuất, sinh hoạt không qua xử lý đổ ra hệ thống sông ngòi, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điều đáng nói là đa số những vụ xả thải nghiêm trọng thường chỉ được phát hiện khi hậu quả đã quá nặng nề.

 

Khắc phục hậu quả bằng hệ thống quan trắc nước sông có quy mô và kỹ thuật tiên tiến

 

Theo các chuyên gia môi trường học thì để có thể ngăn ngừa ô nhiễm cho các lưu vực sông, đồng thời giảm thiểu nguồn thải gây ô nhiễm, cần phải kiểm soát được chất lượng nước thông qua hệ thống quan trắc nước với quy mô lớn và hiện đại nhất.

 

Và dù các cơ quan nhà nước đã triển khai nhiều chương trình quan trắc, đặc biệt chú ý đến các điểm quan trắc chất lượng nước ngầm và nước biển ven bờ, xa bờ. Các chương trình quan trắc tại các lưu vực sông cũng được triển khai song song đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quản lý chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp...

 

Và các địa phương cũng đã thực hiện chương trình quan trắc môi trường nước trên địa bàn tỉnh quản lý, bao gồm sông, suối, ao, hồ, nước dưới đất và nước biển. Nhiều tỉnh tổ chức triển khai các chương trình nước tần suất từ 2 đến 4 lần mỗi năm.

 

Tuy nhiên, cho đến nay, mạng lưới quan trắc chất lượng nước sông, suối, ao, hồ vẫn còn hạn chế. So với mạng lưới sông ngòi dày đặc ở nước ta, số lượng và tần suất quan trắc như vậy quá ít.

 

Có thể nói số lượng trạm quan trắc hiện tại không đủ khả năng kiểm soát chất lượng nước mặt trên phạm vi cả nước, còn cách quá xa so với mục tiêu phát triển mạng lưới quan trắc môi trường tác động đến năm 2022 theo Quyết định 16 của Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 

 

Tình hình dịch bệnh khiến công tác thiết kế và xây dựng thêm trạm quan trắc tự động cũng bị chậm lại. Do đó, theo tinh thần phục hồi kinh tế cùng cả nước thì hệ thống quan trắc nước sông cũng được khởi động lại và tập trung đầu tư tăng cường số lượng các trạm, điểm, thông số, tần suất quan trắc môi trường nước tại 14 lưu vực sông chính và tăng cường về số lượng trạm, điểm quan trắc nước biển ven bờ, nước sông ven bờ.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo